Tên đường thị trấn Hà Lam
Đường Nguyễn Duy Hiệu
Đường khu chợ Hà Lam cũ, có điểm đầu là nhà ông Hai; điểm cuối là nhà ông Tuấn; chiều dài 365m; mặt đường rộng 5.5m; đường bê tông nhựa, lề bê tông. Hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng.
Nguyễn Duy Hiệu (1847- 1887): Chí sĩ yêu nước, người lãnh đạo Nghĩa hội Quảng Nam; sinh năm 1847 tại làng Thanh Hà, nay phường Thanh Hà, thành phố Hội An. Năm 1876, ông thi đỗ Cử nhân và 3 năm sau, năm 1879 đậu Phó bảng. Năm 1882, ông được sung chức Giảng tập tại Dưỡng Thiện Đường, dạy học cho hoàng tử Ưng Đăng (sau là vua Kiến Phúc). Khi vua Tự Đức mất (năm 1883), ông cáo quan về quê.
Năm 1885, kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương chống Pháp. Tại Quảng Nam, Trần Văn Dư nhân danh Chánh Sơn phòng sứ cùng với các nghĩa sĩ, trong đó có Nguyễn Duy Hiệu thành lập Nghĩa hội, lãnh đạo nhân dân trong tỉnh chống Pháp. Sau hai năm chiến đấu ngoan cường, Nghĩa hội đã gây cho Pháp nhiều tổn thất. Đến giữa năm 1887, tên Việt gian bán nước Nguyễn Thân đã đem quân truy khích ráo riết, các căn cứ của Nghĩa hội lần lượt thất thủ. Nguyễn Duy Hiệu bị bắt và bị chém ở pháp trường An Hòa (Huế) năm 1887.
Năm 1885, kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương chống Pháp. Tại Quảng Nam, Trần Văn Dư nhân danh Chánh Sơn phòng sứ cùng với các nghĩa sĩ, trong đó có Nguyễn Duy Hiệu thành lập Nghĩa hội, lãnh đạo nhân dân trong tỉnh chống Pháp. Sau hai năm chiến đấu ngoan cường, Nghĩa hội đã gây cho Pháp nhiều tổn thất. Đến giữa năm 1887, tên Việt gian bán nước Nguyễn Thân đã đem quân truy khích ráo riết, các căn cứ của Nghĩa hội lần lượt thất thủ. Nguyễn Duy Hiệu bị bắt và bị chém ở pháp trường An Hòa (Huế) năm 1887.