Tên đường thị trấn Hà Lam
Đường Trần Cao Vân
Đường lên Dốc Sỏi; có điểm đầu giáp kênh Phú Ninh, điểm cuối giáp nhà ông Hùng; chiều dài 1500m; mặt đường rộng 6.5m; đường bê tông nhựa. Hạ tầng kỹ thuật: Điện chiếu sáng.
Trần Cao Vân (1866): Chí sĩ yêu nước; quê ở làng Tư Phú, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Năm 1892, ông tham gia phong trào chống Pháp ở Bình Định, Phú Yên. Năm 1898, ông tham gia cuộc khởi nghĩa của Võ Trứ. Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị bắt, bị đưa về Quảng Nam và đến năm 1907 mới được trả tự do. Năm 1908, nhân phong trào chống thuế ở Quảng Nam, ông lại bị thực dân Pháp bắt giam, bị đày ra Côn Đảo cho đến năm 1914. Năm 1915, ông tham gia Hội Việt Nam Quang phục. Theo kế hoạch, ông và Thái Phiên chịu trách nhiệm liên lạc với vua Duy Tân tổ chức khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị bắt, bị xử chém cùng với nhiều đồng chí tại An Hòa (Huế) vào ngày 17/5/1916.
Năm 1892, ông tham gia phong trào chống Pháp ở Bình Định, Phú Yên. Năm 1898, ông tham gia cuộc khởi nghĩa của Võ Trứ. Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị bắt, bị đưa về Quảng Nam và đến năm 1907 mới được trả tự do. Năm 1908, nhân phong trào chống thuế ở Quảng Nam, ông lại bị thực dân Pháp bắt giam, bị đày ra Côn Đảo cho đến năm 1914. Năm 1915, ông tham gia Hội Việt Nam Quang phục. Theo kế hoạch, ông và Thái Phiên chịu trách nhiệm liên lạc với vua Duy Tân tổ chức khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị bắt, bị xử chém cùng với nhiều đồng chí tại An Hòa (Huế) vào ngày 17/5/1916.