Chăn nuôi kết hợp trồng trọt: Mô hình kinh tế tuần hoàn của Hội viên Nông dân xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam 17/03/2023 | 10:05 AM 145 In Gửi Email Phóng to Thu nhỏ Tương phản Đọc bài viết Những năm qua do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19 và thiên tai bão lũ, hội viên nông dân sản xuất với quy mô nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu vào tăng cao, giá cả thường ở mức thấp nên yếu thế trong cạnh tranh. Nhiều hội viên nông dân đã ứng dụng mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt theo mô hình kinh tế tuần hoàn, tận dụng phế, phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi; chất thải chăn nuôi lại trở thành phân bón hữu cơ cho cây trồng góp phần giảm chi phí đầu vào, tăng cao giá trị sản xuất.Ảnh: Mô hình nuôi cá lóc lót bạt của anh Nguyễn Xin, hội viên nông dân chi hội Nông dân Lạc Câu Trước đây, chăn nuôi kết hợp trồng trọt là mô hình kinh tế hiệu quả được hội viên nông dân ứng dụng nhiều. Trong giai đoạn sản xuất nông nghiệp đối mặt nhiều thách thức vì chi phí đầu vào, nhất là phân bón tăng cao, giá nông sản bấp bênh thì mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt giúp nông dân giảm chi phí sản xuất và tăng thêm thu nhập. Anh Nguyễn Xin (47 tuổi), hội viên nông dân chi hội Lạc Câu là hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của Hội Nông dân xã Bình Dương với mô hình trên 0,8 ha. Ban đầu thửa đất của gia đình rất khô cằn, cát trắng và chỉ cỏ dại là màu xanh của thửa đất. Tuy nhiên anh Nguyễn Xin quyết định táo bạo làm giàu từ mô hình nuôi cá lóc lót bạt, trồng rau nuôi lợn nái sinh sản. Cá lóc khi xuất bán mỗi con trọng lượng trên 01 kg Anh Nguyễn Xin cho biết, năm 2017 anh bắt tay vào thực hiện mô hình, thời gian này anh Xin đầu tư xây dựng 02 ao nuôi với 20.000 con cá giống về thử nghiệm, kèm theo đó anh kết hợp trồng rau và xây dựng 04 chuồng lợn. trong quá trình nuôi và kết hợp, anh thường xuyên quan sát, theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển đã phù hợp hay chưa. Qua đó, những vấn đề khó khăn gặp phải sẽ nhanh chóng được phát hiện và tìm phương án xử lý tốt nhất.