Vài nét khái quát về lịch sử vùng đất Thăng Bình

Thăng Bình “cửa ngõ phía Bắc của Thủ phủ Quảng Nam", là miền đất "đầu cầu" của các tỉnh nam trung Trung Việt, cửa ngõ xuất quân của đoàn quân đi mở sinh lộ vào phía Nam...

Đất và người Thăng Bình trong lịch sử

Thăng Bình nằm ở đông bắc tỉnh Quảng Nam. Nếu tính chiều dài bắc - nam theo địa giới tỉnh Quảng Nam hiện nay thì Thăng Bình nằm ở trung độ. Thăng Bình có thị trấn Hà Lam là huyện lỵ cách Thành phố tỉnh lỵ Tam Kỳ 25 km về phía bắc, cách Phố cổ Hội An theo đường dọc biển chưa đầy 10 km về phía nam. Phía bắc giáp huyện Quế Sơn và Duy Xuyên, phía nam giáp huyện Phú Ninh và thành phố Tam Kỳ, phía tây giáp huyện Hiệp Đức, Tiên Phước, phía đông giáp biển Đông. Diện tích đất đai toàn huyện là 412,25 km2, dân số tính đến 2016 là 181.610 người, mật độ dân số 441 người/km2. Thăng Bình xếp thứ 12 về diện tích, xếp thứ 2 về dân số, thứ 4 về mật độ so với 18 đơn vị hành chính (huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam)

Thăng Bình - Vùng đất anh hùng

Nằm ở vị trí trung độ của tỉnh Quảng Nam, Thăng Bình có diện tích tự nhiên 412,25 km2, dân số đến năm 2016 là 181.610 người. Đất đai, thổ nhưỡng và địa hình đã hình thành nên 3 vùng rõ rệt: vùng Tây của huyện giáp với các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, 4/5 diện tích đất đai là gò đồi; vùng Trung gồm các xã dọc theo Quốc lộ 1A. và tuyến đường Bắc Hà - Nam Vùng Đông là các xã ven biển và ven sông Trường Giang. Mảnh đất này giống như hình tam giác cân - đỉnh là Bình Lãnh - nằm trên độ cao 407 mét, giáp với huyện Hiệp Đức nhìn xuống đáy là Biển Đông, mút phía bắc là Bình Dương, giáp với Duy Xuyên, mút phía nam là Bình Nam giáp Tam Kỳ.

Chiến thắng Đồng Dương

Sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa bộ đội chủ lực với bộ đội địa phương làm nên chiến thắng Đồng Dương (xã Bình Định Bắc, Thăng Bình) trong 2 ngày 8 và 9.12.1965 là bài học quý giá, dù 50 năm đã trôi qua.

Dân ca bài chòi

.

Diễn văn kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/7

Ban biên tập Cổng thông tin điện tử Thăng Bình xin giới thiệu đến quý độc giả toàn văn DIỄN VĂN CỦA ĐỒNG CHÍ PHAN THĂNG AN - NGUYÊN CHỦ TỊCH UBND HUYỆN THĂNG BÌNH ĐỌC TẠI LỄ KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ (27/7/1947 - 27/7/2007)

Thăng Bình - 40 năm xây dựng và phát triển

Trong suốt chặng đường 40 năm (1975 – 2015) từ sau ngày quê hương được giải phóng đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thăng Bình đã vượt qua nhiều khó khăn, tranh thủ những thời cơ thuận lợi, đoàn kết phấn đấu thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra và đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Có thể điểm lại những thành tựu lớn này theo ba giai đoạn cụ thể: Giai đoạn 1975-1985, giai đoạn 1986 - 2000 và giai đoạn 2001 – 2015.

Phật viện Đồng Dương

Quá trình hình thành và phát triển của Quảng Nam nói chung và Thăng Bình nói riêng hòa quyện vào lịch sử đất nước và con người Việt Nam. Dấu ấn của mỗi giai đoạn lịch sử được thể hiện qua những di tích sẽ mãi mãi trường tồn nếu con người biết tôn trọng, bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử - văn hóa của tiền nhân. Nhưng thật đáng tiếc vì nhiều lý do trong đó có lý do vì chiến tranh, vì sự tác động của thiên nhiên, vì sự nông nổi và thiếu hiểu biết của con người nên một số di tích bị phai mờ, hư hại, thất lạc… Phật viện Đồng Dương (xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, Tỉnh Quảng Nam) là một trong những di tích có “số phận lịch sử” như vậy.

“Nền cộng hòa” và cuộc đấu tranh Hà Lam - Chợ Được

Quảng Nam là mảnh đất đã sản sinh ra nhiều nhà chí sĩ yêu nước, tiêu biểu là cụ Phan Châu Trinh và cụ Huỳnh Thúc Kháng; đồng thời cũng là quê hương của những chiến sĩ cộng sản kiên cường. Và người dân Quảng Nam vốn có truyền thống cách mạng, một lòng một dạ thủy chung son sắt với Đảng, với Bác Hồ. Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) được ký kết, đất nước ta tạm thời phân chia làm hai miền Nam - Bắc với ranh giới là sông Bến Hải, Mỹ - Diệm tiếp quản miền Nam và thẳng tay khủng bố, đàn áp nhân dân. Bọn chúng đã gây ra biết bao tội ác “trời không dung, đất không tha” nhằm trả thù những người ủng hộ cách mạng hoặc có người thân tham gia kháng chiến... Điển hình là những vụ thảm sát dã man tàn bạo ở Chợ Được, Chiên Đàn, Cây Cốc, Vĩnh Trinh, Sơn - Cẩm - Hà...

Thăng Bình, ngày ấy...

Hai tháng sau khi Đại chiến thế giới lần hai bùng nổ, Trung ương Đảng ta đã có những quyết định chuyển hướng về đường lối và phương pháp cách mạng trong tình hình mới như tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”, thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế (thay cho Mặt trận dân chủ 1936 - 1939), nhanh chóng rút vào bí mật…

Thăng Bình những năm đầu đấu tranh chống Mỹ - Diệm

Ngày 1- 9- 1954, địch đã vào tiếp quản Thăng Bình. Từ Hà Lam, tiểu đoàn 611 nhanh chóng triển khai lực lượng ra chiếm đóng các đầu mối giao thông quan trọng ở Chợ Được, Kế Xuyên, Tuần Dưỡng… chúng tổ chức tuần hành thị uy, tuyên truyền đề cao “chính nghĩa quốc gia”, nói xấu Đảng, kháng chiến, khủng bố đảng viên và nhân dân, gây thanh thế nhằm thiết lập bộ máy hành chính và cảnh sát. Phan Vĩ, một phần tử Quốc dân đảng, cùng với Trần Tín cảnh sát quận ra sức móc nối Quốc dân đảng ở Kế Xuyên, Đức An… Chúng lập 5 khu hành chính- khu I ở chợ Được, khu II Hà Lam, khu III Việt An, khu IV Vinh Huy, khu V Kế Xuyên. Âm mưu của địch là dùng vũ lực đánh phủ đầu nhằm hạ uy thế của Đảng và khuất phục tinh thần đấu tranh của nhân dân.

Chiến dịch xuân tiến công và nổi dậy giải phóng quê hương Thăng Bình (26/3/1975)

Cùng với khí thế tiến công của quân vả dân khu V và Tây Nguyên trong những ngày tháng 3 lịch sử, chiến dịch xuân tiến công và nổi dậy giải phóng quê hương của quân và dân huyện Thăng Bình được mở màn bằng trận đánh của Tiểu đoàn 72 vào sáng 14.03.1975 tại cụm chốt đồi 59 (thôn Gia Hội, Bình Phú). Đây là cụm chốt tiền tiêu án ngữ giữa vùng giải phóng với vùng địch tạm chiến, là chốt điểm phát hiện.

Những đặc trưng văn hoá ở Thăng Bình

Đã từ rất lâu người dân Thăng Bình đã tiếp thu, chọn lọc, hội tụ những nét văn hóa độc đáo từ các vùng miền, các dân tộc tạo nên những nét văn hóa đặc trưng mang đậm yếu tố tín ngưỡng văn hóa dân gian truyền thống của con người Xứ Quảng nói chung và của người dân Thăng Bình nói riêng như: Cộ Bà Chợ Được, nghệ thuật hát Bả Trạo, hát tuồng, lễ hội đua thuyền, lễ hội Cầu Ngư của cư dân vùng sông nước.... Cứ 2 năm 1 lần, huyện Thăng Bình tổ chức lễ hội văn hóa thể thao các xã miền biển và trung du miền núi phù hợp với đặc điểm, truyền thống của từng vùng với nhiều loại hình văn hóa, nghệ thuật độc đáo, đặc sắc, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.